Home Page TOOLS Research Methodology GIẢ THUYẾT
GIẢ THUYẾT

GIẢ THUYẾT

Nguyá»…n NhÆ° Phong

Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

Đại học Bách Khoa, ĐHQG TPHCM

 

 

Giả thuyết là quá trình nghiên cứu, suy xét, tìm ra quan hệ nhân quả tiềm ẩn của một sự việc nhằm

  • Đề xuất giải pháp hoàn thành mục tiêu.
  • Đưa ra tập mục đích và giả thuyết của giải pháp
  • Đề ra các yếu tố và các thÆ°á»›c Ä‘o nhằm kiểm tra tính hiệu quả của giải pháp.

Một giả thuyết là một mệnh đề tự biện chỉ mang tính khoa học sau một quá trình chứng minh ở các bước tổng hợp và kiểm chứng của phương pháp NCPT.

Bước giả thuyết bao gồm các bước con với trình tự cố định:

  • Xác định giải pháp
  • Thiết lập mục đích
  • Xác định yếu tố
  • Quy định chỉ số hiệu quả

 

1.  XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP

 

Phương pháp thực hiện một công việc bao gồm:

  • Giải pháp
  • Thá»±c nghiệm.

Giải pháp được dùng để đạt được mục tiêu của công việc. Thực nghiệm nhằm đo lường hiệu quả khi áp dụng giải pháp. Thực nghiệm được thiết kế và tiến hành ở bước tổng hợp.

Giải pháp bao gồm cÆ¡ cấu và quy trình. Trong má»™t số dá»± án NCPT, cÆ¡ cấu có thể có sẳn hay phải thu thập để thá»±c hiện công việc. Dù có sẵn hay phải thu thập, giải pháp phải được mô tả đầy đủ các thành phần nhÆ° các mô tả, bản vẽ kỹ thuật, các giản đồ, công thức, giải thuật, thông số kỹ thuật,…

Đôi khi có nhiều giải pháp giải quyết vấn đề. Các giải pháp này có thể tiến hành tuần tự hay đồng thời để tìm giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề. Các giải pháp và thực hiện giải pháp phải được thể hiện ở phần hoạch định dự án.

Ví dụ:

  • Nhằm sÆ¡n tường có thể dùng vôi hay sÆ¡n nÆ°á»›c.
  • Nhằm cải tiến HTSX có thể dùng các giải pháp ISO, ERP, VSM, …
  • Nhằm cải tiến chất lượng có thể sá»­ dụng các giải pháp 5S, 6 sigma, Kaizen.

 

2.  THIẾT LẬP MỤC ĐÍCH

 

Khi giải pháp cho vấn đề đã được xác định chi tiết, mục đích của các công việc được thiết lập nhằm xác định đáp ứng của chủ thể công việc khi áp dụng giải pháp.

Stephen R. Covey trong cuốn The 7 Habits of Highly Effective People xác định một mục đích hiệu quả tập trung vào kết quả hơn là hành động, xác định điểm đích muốn đến, điểm hiện tại trong quá trình thực hiện, từ đó cung cấp thông tin để biết sẽ đến điểm đích như thế nào và khi nào đã đến đích.

Các mục đích thường được hoàn thành bằng các thực nghiệm được thiết kế và tiến hành ở bước tổng hợp, kết quả thu được ở các thực nghiệm sẽ là cơ sở cho các kết luận ở bước kiểm chứng, cho biết giải pháp thực hiện đã hoàn thành mục đích công việc như thế nào.

Mỗi công việc có ít nhất một mục đích xác định đáp ứng của chủ thể công việc khi ứng dụng giải pháp nhằm xác định hiệu quả của giải pháp sử dụng. Mục đích thường được biểu thị bởi mệnh đề đồng từ.

Mục đích có thể được chia thành nhiều mục đích con, các mục đích con phải được hoàn thành nhằm hoàn thành mục đích mẹ. Cây mục đích là công cụ bằng hình vẽ biểu thị trực quan cấu trúc phân lớp của các mục đích của một dự án. Mỗi đích con ở mức thấp nhất sẽ gắn với một thực nghiệm được thiết kế và tiến hành ở bước tổng hợp.

Để biết được kết quả của áp dụng giải pháp, mỗi mục đích gắn với việc tìm kiếm tri thức. Thực nghiệm được thực hiện để tìm kiếm tri thức. Thực nghiệm gồm hai loại:

  • Ước lượng
  • Quyết định

Công việc ước lượng tìm kiếm tri thức như không cần ra quyết định. Công việc quyết định thêm một số bước để quyết định dựa trên tri thức có được, quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết.

Mỗi công việc quyết định, ngoài việc thu thập tri thức để ra quyết định, còn gắn với một mệnh đề giả thiết về kết luận mong muốn cho mục đích công việc. Một giả thuyết là một khẳng định về một kết luận mong muốn, kỳ vọng hay có thể về mục đích công việc. Các giả thiết được kiểm tra bằng các thực nghiệm trong bước tổng hợp. Quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết được thực hiện ở bước kiểm chứng.

 

3.  XÁC ĐỊNH YẾU TỐ

 

Áp dụng phương pháp khoa học cho các dự án NCPT ở giai đoạn này, mọi tri thức cần thiết đều được xác định chính xác và rõ ràng, ngoại trừ các tri thức hệ luận giúp rút ra kết luận từ kết quả thu được qua các thước đo hiệu quả.

Tri thức cần thiết cho dá»± án NCPT bao gồm tri thức cố định và tri thức thay đổi. Tri thức cố định xác định các giá trị hay thiết lập cố định của Ä‘iều kiện môi trường hay tham số hệ thống khi thá»±c hiện công việc. Các giá trị hay thiết lập cố định, vì không cần thay đổi để đạt mục tiêu công việc hay không thể thay đổi nhÆ° các tác Ä‘á»™ng không thể tránh khỏi của môi trường nhÆ° trọng lá»±c, nhiệt Ä‘á»™ môi trường,… Điều kiện môi trường hay tham số hệ thống cố định được trình bày ở các mệnh đề nền tảng.

Tri thức thay đổi xác định điều kiện môi trường hay tham số hệ thống có thể thay đổi khi thực nghiệm. Nhà nghiên cứu chọn một tập các điều kiện môi trường hay tham số hệ thống có thể thay đổi, thay đổi để khảo sát ảnh hưởng lên hiệu quả công việc. Các điều kiện môi trường hay tham số hệ thống này được gọi là yếu tố.

Khi bắt đầu dự án, nên lập danh sách toàn bộ các điều kiện môi trường và tham số hệ thống và cập nhật danh sách này thường xuyên. Đến bước phân tích, ta hiểu rõ các điều kiện, tham số này, từ đó chọn ra tập các yếu tố là các điều kiện hay tham số thay đổi. Số lượng yếu tố phụ thuộc vào mục tiêu và giới hạn của công việc.

Để xác định giá trị hay thiết lập của điều kiện môi trường hay tham số hệ thống cố định, cũng như dải biến thiên và bước biến thiên của các yếu tố ta có thể sử dụng các thực nghiệm thí điểm.

 

4.  QUY ĐỊNH CHỈ SỐ HIỆU QUẢ

 

Sau khi áp dụng giải pháp, tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả áp dụng giải pháp, ta cần phải xác định cách quy đổi kết quả về một thang đo hiệu quả để có thể kết luận có đạt mục tiêu hay không.

Chỉ số hiệu quả là tri thức quy định, chuyển đổi kết quả thành thước đo hiệu quả, để từ đó có thể rút ra kết luận về sự hoàn thành mục tiêu.

Việc xác định chỉ số hiệu quả có thể trì hoãn đến sau khi tiến hành thực nghiệm, khi đã có những ý tưởng phù hợp về thước đo hiệu quả. Thực nghiệm thí điểm có thể được dùng để tìm những ý tưởng phù hợp về thước đo hiệu quả.

Chọn lựa chỉ số hiệu quả tùy thuộc vào công việc và mục tiêu công việc. Chọn lựa thước đo hiệu quả có thể ảnh hưởng đến kết luận đánh giá công việc là thành công hay thất bại. Cần bảo đảm tính khách quan của kết luận vì người nghiên cứu có thể thay đổi chỉ số hiệu quả để có kết luận mong muốn. Mặt khác, cần chọn lựa cẩn trọng vì có thể không được chấp thuận khi gởi phản biện bên ngoài ở pha kiểm chứng.

Đến đây dự án NCPT đã có thiết kế chi tiết của giải pháp và tập các mục đích của từng công việc trong dự án. Mỗi mục đích đi kèm với một tập các yếu tố, các thước đo hiệu quả, cũng như một tập các giả thuyết nếu cần ra quyết định. Dự án đã sẵn sàng qua pha tổng hợp để thực hiện giải pháp cũng như thiết kế và tiến hành thực nghiệm nhằm đạt mục đích các công việc. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở cho việc tính toán các chỉ số hiệu quả từ đó rút ra kết luận về việc hoàn thành mục tiêu công việc cũng như mục tiêu dự án.

 

 

TLTK

Nguyễn Như Phong. Nghiên cứu & thực nghiệm. 2011. NXBĐHQG. ISBN: 978-604-73-0553-7.

 

 

 
  • thiet ke noi that chung cu

  • thiet ke noi that chung cu

  • thiet ke noi that chung cu

  • thiet ke noi that chung cu

ABOUT US

ADMIN


GOOD BROWSERS

 
   

STATISTIC

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterH�m nay14
mod_vvisit_counterH�m qua77
mod_vvisit_counterTu?n n�y1599
mod_vvisit_counterTh�ng n�y5094
mod_vvisit_counterT?t c?1025251
Hiện có 6 khách Trực tuyến